Câu chuyện trong The Hobbit: The Battle of the Five Armies tiếp nối ngay vào đoạn kết của tập The Hobbit: The Desolation of Smaug. Phim mở đầu bằng một màn hành động ngoạn mục và sau đó, mạch truyện được triển khai khá nhanh, dẫn dắt người xem đến với trận chiến cuối cùng trước núi Cô đơn với sự tham gia của 5 cánh quân.
Phim nối tiếp những sự kiện còn dang dở của The Hobbit: The Desolation of Smaug. Sau khi tiến vào được hang ổ của rồng Smaug, tình thế trở nên nguy hiểm và nghiêm trọng hơn cho đoàn người lùn của Bilbo khi những đội quân Quỷ Orc bắt đầu tiến đến, khiến các lực lượng còn lại của Tiên, Người Lùn và loài người không còn cách nào khác phải cùng hợp sức, dù bằng mặt mà không bằng lòng.
Thời lượng khá dài (144 phút) nên tiết tấu của phim tương đối chậm. Tuy nhiên, thay vì tạo ra các cao trào liên tục để dồn nén sự chờ đợi của khán giả thì đạo diễn Peter Jackson lại đi sâu vào khai thác nhiều tình huống bên lề khiến tổng thể bộ phim bị loãng. Những thông điệp về quyền lực, lòng tham, đố kỵ và tính vị tha được truyền tải khá hời hợt và thiếu sinh khí dù phần hình ảnh thể hiện “tâm ma” của nhân vật Thorin Oakenshield II đặc biệt ấn tượng. Tuy không đến nỗi làm người xem cảm thấy sốt ruột nhưng rõ ràng là không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Bù lại, The Hobbit: The Battle of the Five Armies vẫn có đầy đủ yếu tố làm thỏa mãn các fan trung thành của series phim với những khuôn hình mô tả khung cảnh thiên nhiên, từ những thảo nguyên bao la, núi đồi trùng điệp tới cánh rừng xanh mướt mải, những tòa lâu đài theo lối trung cổ nguy nga, hùng vĩ với các chi tiết được làm kỹ lưỡng và chân thực.
Hiệu ứng 3D mang lại nhiều hứng thú hơn trong các màn chiến đấu, đặc biệt là trận đánh giữa phe tiên – phù thủy với những hồn ma của các vị vua ở khu phế tích Dol Guldur. Đó là sự kết hợp hoàn hảo của kỹ xảo, nghệ thuật cận chiến điêu luyện và khả năng dàn dựng xuất sắc của đạo diễn Peter Jackson.
Phim nối tiếp những sự kiện còn dang dở của The Hobbit: The Desolation of Smaug. Sau khi tiến vào được hang ổ của rồng Smaug, tình thế trở nên nguy hiểm và nghiêm trọng hơn cho đoàn người lùn của Bilbo khi những đội quân Quỷ Orc bắt đầu tiến đến, khiến các lực lượng còn lại của Tiên, Người Lùn và loài người không còn cách nào khác phải cùng hợp sức, dù bằng mặt mà không bằng lòng.
Thời lượng khá dài (144 phút) nên tiết tấu của phim tương đối chậm. Tuy nhiên, thay vì tạo ra các cao trào liên tục để dồn nén sự chờ đợi của khán giả thì đạo diễn Peter Jackson lại đi sâu vào khai thác nhiều tình huống bên lề khiến tổng thể bộ phim bị loãng. Những thông điệp về quyền lực, lòng tham, đố kỵ và tính vị tha được truyền tải khá hời hợt và thiếu sinh khí dù phần hình ảnh thể hiện “tâm ma” của nhân vật Thorin Oakenshield II đặc biệt ấn tượng. Tuy không đến nỗi làm người xem cảm thấy sốt ruột nhưng rõ ràng là không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Bù lại, The Hobbit: The Battle of the Five Armies vẫn có đầy đủ yếu tố làm thỏa mãn các fan trung thành của series phim với những khuôn hình mô tả khung cảnh thiên nhiên, từ những thảo nguyên bao la, núi đồi trùng điệp tới cánh rừng xanh mướt mải, những tòa lâu đài theo lối trung cổ nguy nga, hùng vĩ với các chi tiết được làm kỹ lưỡng và chân thực.
Hiệu ứng 3D mang lại nhiều hứng thú hơn trong các màn chiến đấu, đặc biệt là trận đánh giữa phe tiên – phù thủy với những hồn ma của các vị vua ở khu phế tích Dol Guldur. Đó là sự kết hợp hoàn hảo của kỹ xảo, nghệ thuật cận chiến điêu luyện và khả năng dàn dựng xuất sắc của đạo diễn Peter Jackson.
Trailer:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét